Stablecoin là “từ khóa” luôn luôn hot trong suốt quá trình phát triển, tăng trưởng của thị trường Crypto. Tháng 5/2022 vừa qua, thị trường crypto bước vào thời kỳ “rực lửa” bởi sự sụp đổ của Luna. Bạn có biết nguyên nhân chính là gì không? Đó chính là sự sụp đổ, mất neo của đồng UST (stablecoin được phát hành bởi LUNA). Vậy thì stablecoin là gì? tại sao chỉ một đồng stablecoin của LUNA sụp đổ mà gây hoang mang đến cả thị trường crypto? Ở bài viết này Coin35.com xin chia sẻ kiến thức về stablecoin đầy đủ để bạn có cái nhìn tổng quát đúng nhất về stablecoin.
Bài viết bao gồm các nội dung:
- Stablecoin là gì?
- Có mấy loại stablecoin?
- Sự quan trọng của Stablecoin trong thị trường crypto?
- Top 5 stablecoin vốn hóa lớn nhất hiện nay?
Nội dung chính
Stablecoin là gì?
Stablecoin là loại tiền điện tử được ra đời nhằm mục đích “neo” giá cố định dựa trên tỉ giá của tiền giấy, vàng, bạc… mục đích cuối cùng là để giữ giá luôn cố định theo chủ thể “neo”.
Stablecoin có biên độ dao động rất thấp, gần như bất biến. Đặc biệt, có những stablecoin gần như đảm bảo sự ổn định tuyệt đối như USDT, BUSD, USDC…
Stablecoin dùng để quy đổi mua những đồng tiền điện tử khác theo các cặp tỉ giá (ví dụ BTC/USDT, BNB/BUSD…). Việc trade coin thông thường là chúng ta mua những đồng tiền kỹ thuật số khác bằng stablecoin và quy đổi về lại stablecoin khi có sự chênh lệch tăng giá xảy ra.
Stablecoin có những tỉ lệ quy đổi khác nhau theo chủ thể để “neo” giá, phổ biến nhất là tỉ lệ 1:1 như USDT, BUSD, USDC, TUSD…Ngoài ra, vẫn có những stablecoin khác neo giá theo tỉ lệ khác như đồng RUB (neo giá theo đồng RUB của nước Nga), đồng AUD (neo giá theo đồng AUD của nước Australia)…
Stablecoin gần như là đơn vị trung gian giữa thị trường crypto (BTC, BNB, ETH…) đối với thị trường tiền tệ truyền thống (đô la Mỹ, bảng Anh, RUB, vàng, bạc…).
Stablecoin đặc biệt quan trọng đối với các holder, có 1 chiến lược tốt không có nghĩa là bạn không bao giờ mất tiền, bạn luôn luôn nên trữ trong ví mình từ 30%-50% là đồng stablecoin để phòng ngừa rủi ro, có stablecoin để bắt đáy, để DCA…
Có mấy loại stablecoin?
Hiện nay, trên thị trường có thể chia thành 3 loại stablecoin, đó là stablecoin thế chấp bằng tiền mặt, stablecoin thế chấp bằng tiền điện tử, stablecoin thuật toán.
Stablecoin được bảo chứng bằng tiền mặt
Đây là loại stablecoin phổ biến nhất, được bảo chứng bằng tiền pháp định với tỉ lệ 1:1. Số tiền mặt để bảo chứng phải tương ứng >= số stablecoin được in ra. Ngoài ra, số tiền mặt này còn được lưu trữ ở những tổ chức uy tín của chính phủ (ngân hàng). Hàng năm, stablecoin còn được đối soát để đảm bảo không bị thiếu hụt số lượng tiền giấy so với số stablecoin được mint ra trên thị trường.
Một số gương mặt tiêu biểu về loại stablecoin này: USDT, USDC, BUSD…
Stablecoin được bảo chứng bằng tiền điện tử
Stablecoin được bảo chứng bằng tiền điện tử là loại stable được bảo chứng bằng một hoặc nhiều đồng tiền điện tử để đảm bảo luôn luôn >= số stablecoin được in ra. Tuy nhiên, đối với loại tài sản này thường không có sự ổn định cao, nguyên nhân là sự không ổn định của các đồng tiền điện tử có thể lên, xuống giá với tỉ lệ % dao động khá cao.
Tuy vậy, trên thị trường vẫn có những stablecoin bảo chứng bằng tiền điện tử hoạt động khá hiệu quả và ổn định.
Một số stablecoin tiêu biểu về loại stablecoin này: DAI, TRX…
Stablecoin thuật toán
Stablecoin thuật toán có thể không có tài sản bảo chứng bằng tiền mặt hay tiền điện tử. Nó vận hành dựa trên thuật toán mint, cân đối số lượng phát hành dựa trên thuật toán.
Ví dụ Stablecoin A của dự án (có token B) có giá trị 1$, khi Stablecoin A bị mất Peg (<1$), người dùng có thể staking token B để quy đổi về 1$, số lượng người dùng mua nhiều token B sẽ đẩy giá Stablecoin A về lại mốc 1$. Ngược lại khi stablecoin A có giá trị >1$ thì người dùng có thể bán stablecoin A và thu về token B để đạt được lợi nhuận.
Một số stablecoin tiêu biểu về loại stablecoin này: BAC, FXS…
Về nguyên lý là vậy, tuy nhiên, đồng stablecoin thuật toán là đồng có biên độ dao động “không ổn định” nhất trong 3 loại. Stablecoin của LUNA (Terra) bị sụp đổ là minh chứng rõ nét nhất. Điều này xảy ra khi thị trường có những đợt điều chỉnh mạnh, sụp sâu. Tâm lý hoang mang khiến người dùng muốn đẩy stablecoin UST đi, thu về LUNA và xả LUNA để thu về những stablecoin ổn định hơn như USDT, USDC, BUSD. Đây cũng chính là khởi nguồn cho sự sụp đổ của một đế chế tiền điện tử có vốn hóa lớn thứ 4 trên toàn bộ thế giới.
Sự quan trọng của Stablecoin trong thị trường crypto
Stablecoin chính là cầu nối giữa thị trường tiền tệ truyền thống, nếu không có stablecoin thì rất khó để nhà đầu tư có thể tiếp cận đến thị trường tiền điện tử. Có phải bạn cũng mua Stablecoin USDT hay BUSD để đi mua Bitcoin, BNB, ETH… phải không nào?
Khi stablecoin bị sụp đổ sẽ kéo theo sự hoang mang đến cộng đồng crypto và sụ sụp đổ của đồng stablecoin UST là minh chứng rõ nét nhất.
Top 5 Stablecoin có vốn hóa cao nhất hiện nay
- USDT: được phát hành bởi Tether
- USDC: Được phát hành bởi Circle
- BUSD: Được phát hành bởi Binance
- DAI: Được phát hành bởi DAI
- TUSD: Được phát hành bởi TrueUSD
Nhận định cá nhân của Coin35 về stablecoin
Mình thì thuộc “xu hướng an toàn là trên hết”, stablecoin mình tin tưởng nằm ở nhóm 1, đó là stablecoin được bảo chứng bằng đồng tiền giấy. Cụ thể hơn, mình thường nắm giữ USDT, USDC hoặc BUSD.
Cá nhân mình nghĩ thì stablecoin phải được triển khai theo đúng ý nghĩa tên gọi của nó là “đồng neo” và gần như bất biến về giá trị.
Đặc biệt hơn, mình cực kỳ dị ứng với những stablecoin mới ra thu hút các nhà đầu tư bằng hình thức staking với lãi suất cao. Đây là miếng bánh pho mát thơm nhưng lại thường đặt trên những chiếc bẫy chuột.
Nếu bạn muốn mua stablecoin BUSD hay USDT, có thể tham khảo chi tiết ở bài viết này nhé “HƯỚNG DẪN mua tiền điện tử trên sàn Binance thông qua P2P”
Còn cá nhân của bạn thì suy nghĩ như thế nào về stablecoin? Hãy chia sẻ cùng Coin35 nhé?
Các bạn có thể tham gia thảo luận thông qua những kênh của Coin35.com như:
- Website: http://coin35.com
- Telegram Chanel: https://web.telegram.org/z/#-1677681267
Bài viết liên quan