Central Bank Digital Currency (CBDC) là gì?

Thuật ngữ Central Bank Digital Currency (CBDC) có lẽ không còn xa lạ trong giới crypto ngày nay. Tuy nhiên để hiểu sâu hơn và đúng hơn về CBDC, mời các bạn cùng Coin35.Com tham khảo ở bài viết dưới đây.

CBDC là gì?

CBDC (Central Bank Digital Currency) là đồng tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương của một quốc gia phát hành.

Đồng CBDC của từng quốc gia phát hành được gắn liền với giá trị của tiền tệ fiat, nó chịu sự quản lý của quốc gia này.

Khái niệm hiện tại về CBDC được lấy cảm hứng từ Bitcoin và các loại tiền điện tử dựa trên công nghệ blockchain. Khác biệt ở chỗ, nó phát hành bởi một nhà nước, và được công nhận là tiền tệ hợp pháp.

CBDC hiện nay mới đang trong giai đoạn giả thuyết, thử nghiệm của các quốc gia. Theo giám đốc Christine Lagarde của ECB, hơn 80 ngân hàng trung ương đang xem xét các loại tiền kỹ thuật số.

Một trong số đó là đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số của Trung Quốc. Đây là đồng tiền kỹ thuật số đầu tiên được phát hành bởi một nền kinh tế hàng đầu thế giới.

CBDC có điểm gì đặc biệt?

CBDC là một công cụ kỹ thuật số có tính bảo mật cao, một phương tiện thanh toán, và là kho lưu trữ giá trị. Giống như tiền giấy, mỗi đơn vị của nó có thể nhận dạng duy nhất để ngăn chặn hàng giả.

Trên lý thuyết, nó giống như stablecoin về mặt sử dụng khi chúng đều là tiền kỹ thuật số quy đổi tỉ lệ 1-1 với giá trị tiền fiat.

Cùng với các dạng tiền tệ khác, CBDC là một phần của nguồn cung tiền cơ sở. Do đó, DFC là một khoản nợ của ngân hàng trung ương giống như tiền tệ vật chất.

Trái ngược với các đồng tiền điện tử khác, CBDC sẽ được kiểm soát tập trung mặc dù nó được thực hiện từ công nghệ Blockchain.

Lợi ích và rủi ro của CBDC

Lợi ích

  • Hiệu quả công nghệ: Thay vì phụ thuộc vào khâu trung gian qua ngân hàng. Việc chuyển tiền, thanh toán được thực hiện trực tiếp từ người trả tiền đến người nhận tiền.
  • Ngăn chặn hoạt động bất hợp pháp: Giúp ngân hàng trung ương theo dõi vị trí chính xác của mọi đơn vị tiền tệ, nơi dòng tiền đến và đi đều minh bạch trên sổ cái.
  • Loại bỏ phí giao dịch: Các hệ thống thanh toán hiện tại như Visa, Mastercard…có khoản phí kèm theo mỗi giao dịch. Việc loại bỏ khoản phí này rất lợi cho cá nhân, tổ chức có hoạt động giao dịch thường xuyên.

Rủi ro

  • Tập trung hóa: Các loại CBDC bị quản lý tập trung, thay vì phi tập trung như các đồng tiền điện tử khác. Nên những người kiểm soát có thể đóng tài khoản, xóa tiền của bất kỳ ai.
  • Đình trệ sự phát triển: Việc theo dõi dữ liệu từ sổ cái làm mất quyền riêng tư. Dẫn đến việc khuyến khích tự kiểm duyệt, làm giảm quyền tự do ngôn luận. Và cuối cùng là đình trệ sự phát triển xã hội.
  • Đô la hóa kỹ thuật số: Một loại CBDC nước ngoài được vận hành tốt, có thể thay thế cho đồng nội tệ yếu kém. Điều này có hại cho các nước đang bị lạm phát lớn.
  • Tiền chảy khỏi ngân hàng thương mại: Với việc cung cấp tiền kỹ thuật số trực tiếp cho người dân. Người dùng sẽ loại bỏ dần các ngân hàng trung gian.

Mục tiêu của CBDC

Ở Mỹ và nhiều quốc gia khác, nhiều người không được tiếp cận với các dịch vụ tài chính. Chỉ riêng ở Mỹ, hơn 5% hộ gia đình (khoảng trên 7 triệu người) không sử dụng ngân hàng.

Khoảng 20% ​​hộ gia đình khác có tài khoản ngân hàng, nhưng sử dụng lệnh chuyển tiền hoặc dịch vụ khác bằng séc.

Mục tiêu chính là cung cấp cho các doanh nghiệp và người dùng sự nhanh chóng, riêng tư, thuận tiện, khả năng tiếp cận và an ninh tài chính.

CBDC cũng giảm thiểu việc bảo trì mà một hệ thống tài chính phức tạp yêu cầu. Giảm chi phí giao dịch xuyên biên giới.

So sánh CBDC với tiền điện tử

Giống nhau:

  • Các loại tiền CBDC được thiết kế tương tự như tiền điện tử. Chúng đều dựa trên cơ chế đồng thuận từ công nghệ blockchain.
  • Chúng khó sao chép, làm giả và được bảo mật rất cao. Điều này, làm người dùng có thể yên tâm sử dụng.

Khác nhau:

  • Tiền điện tử không được kiểm soát và phi tập trung. Giá trị của chúng được quyết định bởi nhu cầu của nhà đầu tư.
  • Chúng là những tài sản dễ bay hơi phù hợp hơn để đầu cơ. Điều này, khiến chúng không được sử dụng trong một hệ thống tài chính đòi hỏi sự ổn định. CBDC phản ánh giá trị của tiền tệ fiat, và được thiết kế để ổn định và an toàn.

Sơ lược về CBDC

Nhiều ngân hàng trung ương đã thí điểm CBDC trong nền kinh tế của họ. Tính đến tháng 2 năm 2022, đã có chín quốc gia triển khai CBDC.

Trong đó bao gồm: Bahamas, Antigua và Barbuda, Kitts và Nevis, Monserrat, Dominica, Saint Lucia, Saint Vincent và Grenadines, Grenada, Nigeria.

Ngoài ra: 78 quốc gia khác đã và đang có kế hoạch ​triển khai CBDC như Anh, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản…

Các câu hỏi thường gặp về CBDC

  • CBDC có phải là tiền điện tử không?

Ý tưởng về CBDC bắt nguồn từ tiền điện tử và công nghệ blockchain. Các CBDC sẽ được chính phủ hậu thuẫn, và được công nhận là tiền tệ hợp pháp khi chúng được thực hiện.

  • CBDC của Hoa Kỳ là gì?

Tính từ tháng 2 năm 2022, CBDC ở Hoa Kỳ chưa được triển khai. Cục Dự trữ Liên bang vẫn đang trong quá trình nghiên cứu chúng.

  • CBDC có dựa trên Blockchain không?

Ngân hàng Dự trữ Liên bang Boston, đang làm việc với sáng kiến ​​tiền tệ kỹ thuật số của viện công nghệ Michigan, để phát triển một mô hình CBDC đang hoạt động.

Nền tảng Blockchain được đưa vào nghiên cứu, tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu CBDC có sử dụng sổ cái phân tán và cơ chế đồng thuận hay không.

Chúc các bạn có những khoản đầu tư thành công, sau tất cả đây không phải là 1 lời khuyên tài chính

Bình luận

Để lại bình luận

Your email address will not be published.


*